Lịch sử hình thành & phát triển

Đăng lúc: 25-07-2019 02:28:39 PM - Đã xem: 11979

Công ty Cổ phần  Thép Thủ Đức-VNSTELL được hình thành từ những năm 1960 với tên ban đầu là Việt Nam Kim Khí Công Ty - VIKIMCO, do chủ người Việt Nam điều hành và quản lý. Cơ sở vật chất lúc ban đầu rất nghèo nàn chỉ có một phân xưởng cán, sản xuất ra một vài loại sản phẩm thép tṛòn như D8, D12 với sản lượng khoảng 500-1.000T/năm, bằng nguồn phôi nhập khẩu kích thước 50 x 50.

 

Sau ngày Miền Nam giải phóng thống nhất đất nước (30/4/1975) Công ty vẫn được điều hành và quản lý bởi chủ cũ. 

Từ ngày 1/1/1978 VI
KIMCO chính thức được đặt dưới sự điều hành và quản lý của Công ty Luyện Kim Đen thuộc Bộ Cơ Khí và Luyện Kim và được đổi tên thành Nhà máy Quốc Doanh Cán Thép VIKIMCO.


·     Giai đoạn từ 1978 -1985: đây là thời kỳ nhà máy tập trung xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng như nhà làm việc, nhà ăn, đường xá nội bộ và các công trình công cộng khác. Cũng trong giai đoạn này nhà máy đã tập trung mọi cố gắng vượt qua rất nhiều khó khăn để vừa duy trì sản xuất, vừa từng bước cải tạo công nghệ cán thép, đưa công nghệ sản xuất thép D6 chất lượng cao vào hoạt động. Sản phẩm chủ yếu lúc này vẫn là thép tròn D6 ,D8 và sản lượng những năm cuối của giai đoạn này đã được nâng lên từ 5.000 - 10.000 tấn/năm.

·     Giai đoạn từ 1985 - 1990: phát huy những thành quả đạt được của giai đoạn trước về công nghệ cán, nhà máy tiếp tục đầu tư để cải tiến máy móc thiết bị, lò nung nên đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. ngày 27/071988 nhà máy  Vikimco đổi tên thành Nhà máy Thép Thủ Đức.

Đứng trước tình hình sản xuất ngày càng phát triển, việc cung cấp thép thỏi cho nhà máy đã bộc lộ sự mất cân đối. Để giải quyết vấn đề này, Xí Nghiệp Liên Hợp Luyện Cán Thép đã quyết định đầu tư xây dựng phân xưởng Luyện thép với một lò luyện thép bằng điện hồ quang, công suất 8 tấn/mẻ tại nhà máy. Tháng 8/1990 lò  luyện thép cho ra mẻ thép đầu tiên đánh dấu bước chuyển biến vượt bậc của nhà máy trong việc hoàn thiện năng lực sản xuất. Sản lượng thép của nhà máy đạt được ở những năm cuối của giai đoạn này đã được nâng lên 30.000 tấn/năm.

·     Giai đoạn 1991 - 1995: đây là giai đoạn nhà máy tiếp tục được đầu tư để phát triển sản xuất, tổng số tiền đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng là 90 tỷ đồng. Một số công trình đã được đầu tư xây dựng như:

1. Lắp đặt thêm 1 lò luyện thép hồ quang 12 tấn/mẻ
2. Lắp đặt dây chuyền đúc thép liên tục 2 dòng có công suất 70.000 tấn/năm, đầu tư hai nhà xưởng và các thiết bị tiếp nhận chế biến sắt vụn.
3. Lắp đặt dây chuyền sản xuất Oxy công suất 150 m3/giờ phục vụ cường hóa trong quá trình nấu luyện.
4. Lắp đặt hệ thống xử lý khí thải cho 2 lò luyện thép.
5. Lắp đặt trạm cấp điện 12,5 MVA cung cấp điện cho 2 lò luyện thép 110/15kv.
6. Lắp đặt phân xưởng cán mới công suất 120.000 tấn/năm, với thiết bị công nghệ của Đài Loan.
7. Lắp đặt các thiết bị để phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm như: Máy kéo nắn, máy phân tích quang phổ ... 

· Từ năm 1995 nhà máy đã đưa các công trình trên vào khai thác sử dụng, nâng năng lực sản xuất thép thỏi của nhà máy lên 50.000 tấn/năm và năng lực sản xuất của 2 phân xưởng cán lên 160.000 tấn/năm. Sản lượng thép cán đạt được trong những năm 1996- 1998 đạt xấp xỉ 100.000 tấn/năm, tăng 10 -15 lần so với những năm đầu.
· Giai đoạn 2000 đến nay: Ổn định sản lượng, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001/2000.
1. Lắp đặt lò nung mới hiện đại theo thiết của Đài Loan, tự động hóa quá trình nung 01 lò 12T/h xưởng cán 1, 1 lò 25T xưởng Cán 2.
2. Cải tạo tòan diện các cụm thiết bị Cán 1: cơ khí và tự động hóa thay cho thao tác bẻ thép thủ công, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao. Sản lượng có thể đạt 70-80T/h.
3. Trang bị máy tiện CNC để gia công rãnh hình trục cán.
4. Lắp thêm dây chuyền sản xuất oxy 350m/h, phục vụ thổi lò cường hóa oxy trong lò luyện thép và kinh doanh oxy.
5. Cải tạo xưởng Cán 2 bằng cách đầu tư thêm 2 cụm giá cán kiểu đứng và kiểu nằm của Simac, dòng động cơ 1 chiều, tự động điều chỉnh. Góp phần nâng cao chât lượng sản phẩm. cùng với nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nguyên lý hóa sản xuất, đưa năng suất Cán 2 lên cao, có thể đạt 150.000T/năm.
6. Phòng QLCL được trang bị thêm các máy sử dụng chương trình vi tính: Máy thử cơ tính vạn năng 100T, máy phân tích quang phổ.
 
Được cấp chứng chỉ ISO/ IEC 17025 - 2005 và công nhận phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
7. Xây dựng một cảng sông 500T phục vụ cho công tác xuất nhập hàng hóa, kho chứa thành phẩm thép cán.
8. Cải tạo hệ thống hút bụi lò luyện thép, đảm bảo môi trường.
9. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các SKCTKT HLHSX trong sản xuất thép nên đã đưa năng suất đạt 70-80T thép thỏi /năm, mặc dù đã dỡ bỏ hồi lò luyện 8T.
· Từ ngày 01/07/2007 Nhà máy Thép Thủ Đức được đổi tên thành Công ty Thép Thủ Đức trực thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam. Đến ngày 01/01/2008 Công ty Thép Thủ Đức chuyển thành Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức

10.  Đến ngày 15/04/2016 đổi thành Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức -VNSTEEL do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp (Thay đổi lần 3 ngày 15/4/2016 với Mã số doanh nghiệp mới: 0305409326).

11. 10. Cho đến ngày 03/01/2019 Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức -VNSTEEL thay đổi Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh mới do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp (Thay đổi lần 04 ngày 03/01/2019 với Mã số doanh nghiệp mới: 0305409326).

./templates/about_detail_tpl.php